Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Vô, phi, bất trong tiếng Việt
Đỗ Phương Lâm

(Bài đã đăng trên Ngôn ngữ & đời sống số 12 (98) - 2003, tr. 5-8. )

Từ lâu các sách dạy ngoại ngữ của ta vẫn dùng các thuật ngữ "bất qui tắc"để dịch khái niệm irregular (tiếng Anh) và "bất động vật" để dịch khái niệm                            ( Tiếng Nga ). Đó là những kết hợp chưa thật chuẩn về mặt ngữ pháp, nên sửa lại là: "phi qui tắc" hoặc "bất tuân quy tắc", " phi động vật" hoặc "bất thị động vật".
Mạn bàn về văn hóa Hán Nôm
ĐỖ PHƯƠNG LÂM
(In trong Tạp chí Hán Nôm số 1-2004)
 1. Mở đầu:
Ông cha để lại cho con cháu một ngôi nhà cổ. Con cháu lại xây cho mình những ngôi nhà mới, to đẹp, tiện nghi hơn. Vì thế mà không ở nhà cổ nữa, cũng khôm chăm nom, coi sóc, để một ngày kia nó bị mối mọt xâm hại, mục ruỗng và bị gió mưa đánh bẹp. Con cháu lúc ấy mới nhận ra rằng tất cả của cải quí báu, tinh tuý hun đúc của bao đời ông cha đều cất giữ trong ngôi nhà cổ ấy; nhận ra rằng từng hơi thở của mình đều nhận sinh khí từ ngôi nhà cổ ấy. Con cháu bèn hò nhau dựng lại ngôi nhà. Dĩ nhiên chẳng phải để ở. Mà chí ít cũng hòng bảo tồn linh khí của ông cha. Nhưng, chao ôi việc đó mới khó làm sao!
Suy nghĩ về việc ứng dụng tin học
vào dạy học và nghiên cứu Hán Nôm
                    
Ths. Đỗ Phương Lâm
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Hải Phòng

(Bài đăng trên Kỉ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học”, ĐHSP, HCM, 11/2005)

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Với nhiều ngành khoa học ở nhiều lĩnh vực, tin học đã hỗ trợ tích cực, đã trở thành công cụ đắc lực. Riêng với Hán Nôm, thoạt nhìn vào đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó, chúng ta dễ có cảm giác đây là một ngành có sức ỳ lớn, có cách biệt về thời gian và khả năng tiếp cận với tin học. Thực tế, tin học có thể hỗ trợ được gì và hỗ trợ như thế nào cho chúng ta, những người giảng dạy, học tập và nghiên cứu Hán Nôm. Thiết nghĩ, đứng trước yêu cầu cấp bách của việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy - học tập Hán Nôm, đây là một vấn đề có tính thực tiễn rất đáng  để chúng ta quan tâm và đưa ra bàn luận. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trao đổi một số vấn đề xung quanh việc dạy – học Hán Nôm ở hệ cao đẳng.

Về cách hiểu một câu văn...

Về cách hiểu một câu văn
 trong Bạch Đằng giang phú

(đã đăng TC Ngôn ngữ & Đời sống)

         Ths. Đỗ Phương Lâm

Bạch Đằng giang phú là một kiệt tác của Trương Hán Siêu (? - 1354). Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cùng với Nam quốc sơn hà, Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), v.v. Bạch Đằng giang phú là một trong những “gương mặt” tiêu biểu, xứng đáng có một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị đích thực của tác phẩm là công việc đáng lưu tâm.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Một số cảm nhận về
thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
                                                       Đỗ Phương Lâm
(Bài đã đăng trên Kỉ yếu Ngữ học trẻ 2003)


Hồ Xuân Hương là một nữ thi nhân huyền thoại của dân tộc ta. Thơ chữ Nôm của nàng đã trở thành đề tài được các học giả, các nhà nghiên cứu bàn luận sôi nổi từ nhiều năm nay. Nói đến Hồ Xuân Hương người ta thường nói đến thơ Nôm. Đó là một hồn thơ vô cùng đặc sắc và hấp dẫn, rất dữ dội, nồng nhiệt, táo bạo, nhưng cũng có lúc lả lơi, bỡn cợt; một nghệ thuật thơ vô cùng điêu luyện và sành sỏi ở mỗi câu, mỗi chữ. Những bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương lại là những viên ngọc quý phủ vải điều, chưa chiếu rọi hào quang đến những độc giả yêu thơ. Vẫn nóng bỏng, phóng khoáng, nhưng lại thâm trầm, trang nghiêm và đầy trăn trở, ưu tư ...

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

ĐỌC BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG QUA NGUYÊN TÁC

(Tạp chí Hán Nôm, Số 4 (83) 2007)
ThS. ĐỖ PHƯƠNG LÂM
Đại học Hải Phòng
Sông Bạch Đằng từ lâu đã soi bóng lịch sử dân tộc như một huyền thoại, như một biểu tượng của tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Những chiến công hiển hách của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đã làm nên một dòng sông lịch sử; Bài phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu (?-1354) lại cho chúng ta thêm yêu một dòng sông văn học. Đã có khá nhiều tác phẩm viết về sông Bạch Đằng, lấy cảm hứng từ sông Bạch Đằng, nhưng xứng đáng là bài ca bất hủ về địa danh chiến tích này chỉ có thể là Bạch Đằng giang phú.

Ngư nhàn có phải là thơ của Dương Không Lộ

Ths. Đỗ Phương Lâm
Bài viết này là một vài ý kiến trao đổi của chúng tôi về một vấn đề đã có hoài nghi từ khá lâu nay. Đó là xuất xứ một bài thơ được cho là của nhà sư Dương Không Lộ (? - 1119) đời Lý: bài Ngư nhàn.
里清江里天,
一村桑一村烟.
翁睡著人唤,
午醒来雪满船.

Cuộc “xâm lăng” của tiếng Anh vào tiếng Việt

TS. Nguyễn Thị Hiên, Ths. Đỗ Phương Lâm

Hơn bao giờ hết, chúng ta đang chứng kiến cuộc “xâm lăng" của tiếng Anh vào tiếng mẹ đẻ. Tới mức, nhiều người đã rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng này [2], [7], [9]. Tiếng Anh đang tràn lan khắp mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Khẩu ngữ cũng như văn bản, phương tiện thông tin đại chúng cũng như cá nhân đều lạm dụng tiếng Anh.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

BÁC HỒ ĐÃ VIẾT NGUYÊN TIÊU NHƯ THẾ NÀO?

ĐỖ PHƯƠNG LÂM

Rằm tháng Giêng năm 1948, Bác viết bài thơ Nguyên tiêu. Sáu mươi năm sau, ngày bài thơ ra đời đã được chọn là Ngày thơ Việt Nam. Đặc biệt, bài thơ còn vinh dự xếp vị trí đầu tiên trong tuyển tập Một trăm bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỉ XX. Tuy vậy, công việc “bếp núc” khi Bác viết bài thơ này đến nay chúng ta còn chưa tỏ tường. Điều gì đã khơi nguồn cảm hứng để Bác viết Nguyên tiêu? Bác đã vận dụng những nguồn thi liệu cổ nào để hoàn thành bài thơ? Bài viết này là một vài kiến giải ngõ hầu giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi trên.